Kinh doanh1: 0946185592 (Mrs.Châm)
Kinh doanh2: 0988999288(Mr.Đức)
Kỹ thuật1: 0969198892
Kỹ thuật2: 0853467558

Những loại bề mặt gỗ nội thất phổ biến nhất hiện nay

14/06/2021

Những loại bề mặt gỗ nội thất phổ biến nhất hiện nay

  1. Bề mặt Melamine

Là bề mặt rất mỏng được phủ lên cốt gỗ, thông thường là cốt ván dăm (Okal) và ván MDF. Các tấm gỗ Melamine thường có độ dày khoảng 18 mm và 25 mm. Kích thước của các tấm gỗ Melamine thường là 1220 x 2440 mm và 1830 x 2440 mm.

Cấu tạo gỗ Melamine gồm 2 phần được ép liên kết với nhau:

+ Phần 1 (lớp ngoài) là giấy có định lượng cao hay còn gọi giấy cao cấp.

+ Phần 2 (bên trong) là MDF hoặc gỗ ván dăm.

Bề mặt Melamine có độ bền màu rất cao và có giá thành tốt hơn Acrylic và laminate.

Ưu điểm:

+ Gỗ Melamine có màu sắc phong phú, đồng đều, bề mặt đa dạng.

+ Không bị phai màu, biến màu, nứt hay thấm nước.

+ Giá thành gỗ Melamine thường rẻ hơn Acrylic và Laminate.

Nhược điểm:

+ Hạn chế về tạo dáng như các bề mặt cong, lượn.

+ Tính năng chịu xước, chịu mài mòn kém hơn Laminate.

+ Phải ép dán trực tiếp lên cốt gỗ thì mới dùng được (cốt là MDF hoặc ván dăm).

Ứng dụng: Melamine rất phù hợp giá tiền nên được áp dụng làm cho các văn phòng, công sở như bàn, tủ, hộc văn phòng làm việc, các hệ tủ áo, giường…

2. Bề mặt Laminate

Là bề mặt nhựa tổng hợp tương tự như Melamine, nhưng dày hơn Melamine nhiều. Mỗi tấm bề mặt Laminate gồm nhiều lớp giấy ghép lại với nhau. Độ dày của laminate là 0.5-1mm tùy từng loại ( có thể phần biệt laminate và Melamine qua độ dày), tuy nhiên laminate thông thường vẫn sử dụng có độ dày là 0.7 hoặc 0.8mm. Cũng như MFC, Laminate chủ yếu được phủ lên các cốt gỗ Ván dán (Okal), Ván mịn (MDF).

Gỗ Laminate đượcchế tạo theo công nghệ HPL, cơ bản gồm 3 lớp: Overlay (lớp màng phủ bên ngoài), Decorative Paper(lớp phim tạo màu mỹ thuật) và Kraft Paper (lớp giấy nền) liên kết chặt chẽ với nhau bằng keo melamine (melamine resin) trong quá trình ép ở nhiệt độ và áp suất cao giúp cho Laminate có tính năng chịu xước, chịu mài mòn.

Ưu điểm:

+ Gỗ Laminate có màu sắc phong phú, đồng đều, bề mặt đa dạng

+ Có thể uốn cong theo yêu cầu tạo dáng của nội thất, tủ bếp

+ Chịu lực cao, chịu chày xước, chịu lửa, chịu nước, chống mối mọt và hóa chất.

Nhược điểm:

+ Giá thành gỗ Laminate khá cao so sánh cùng các loại gỗ công nghiệp khác.

+ Để sử dụng được thì gỗ công nghiệp laminate phải được dán trên các loại gỗ khác như gỗ MDF hay gỗ Ván dăm. Vì vậy chất liệu các sản phẩm gỗ này phụ thuộc rất nhiều vào kỹ thuật dán và chất liệu keo dán. Những mặt hàng phải tiếp xúc nhiều với nước tốt nhất là dùng loại cốt MDF xanh chống ẩm và viền được dán kín bằng các loại nẹp bo không thấm nước.

Ứng dụng: Với nhiều tính năng ưu việt nên được sử dụng để trang trí bề mặt thay thế gỗ tự nhiên trong lĩnh vực nội thất, đồ gỗ gia dụng như bàn ghế, vách ngăn, sàn gỗ, kệ trang trí…

3. Bề mặt acrylic

Acrylic là là tên gọi của một loại vật liệu bề mặt với đặc trưng về độ sáng bóng và hiện đại. Acrylic (nhựa trong suốt), còn gọi là Acrylic glass (kính thủy tinh). Tại Việt Nam, Acrylic phổ biến với tên gọi là Mica.

Acrylic là một loại nhựa có nguồn gốc từ tinh chế dầu mỏ và có tên khoa học là PMMA –  viết tắt của poly (methyl)-methacrylate. Acrylic có thể là trong suốt hoặc có màu sắc với nhiều sự lựa chọn khác nhau.

Ưu điểm:

+ Màu sắc phong phú

+ Sáng, đẹp, hiện đại

+ Nhẹ

+ Dễ chế tạo thành các hình thù

+ Khó vỡ đối với các tác động vật lý

Nhược điểm:

+ Độ bền không cao trong môi trường ẩm ướt kéo dài.

+ Gía thành làm nội thất từ chất liệu Acrylic tương đối cao.

+ Dễ xước, nên bố trí sử dụng vào vị trí an toàn vì khi xước rất khó làm mới, thường phải thay.

Ứng dụng: Với ưu thế về độ bền, bề mặt bóng mịn và hiện đại, Acrylic đang được ưa chuộng trong lĩnh vực Nội thất tại Việt Nam và được sử dụng cho nhiều chi tiết từ đơn giản như kệ TV, tấm trang trí đến phức tạp như tủ bếp, tủ áo…

4. Bề mặt Venner

Veneer là bề mặt gỗ gồm 2 lớp chính. Lớp bên ngoài cùng là lớp gỗ được xẻ (nhiều nơi dùng thuật ngữ: lạng) rất mỏng có độ dày từ 0.3mm đến 0.6mm (chưa đến 1mm nữa), độ rộng mặt thì tuỳ theo đường kính cây gỗ được xẻ. Trung bình có mặt rộng từ 200 – 500mm.

Sau khi được xẻ mỏng như tờ giấy, miếng gỗ này tạm gọi là Veneer được dán vào các mặt ván gỗ công nghiệp như dán lên ván MDF, dán lên ván MFC, dán lên ván gỗ ghép cao su, ghỗ ghép tạp, gỗ dăm… Cấu tạo của gỗ Veneer gồm 2 phần:

– Phần cốt gỗ công nghiệp: Là các loại cốt gỗ cao cấp như finger, MFC, MDF… đã qua quá trình xử lý, tẩm sấy đúng quy cách đảm bảo độ bền cho sản phẩm.

– Bề mặt Veneer là một loại gỗ tự nhiên, được lạng mỏng từ cây gỗ tự nhiên. Gỗ Veneer chỉ dày từ 1 Rem cho đến 2 mm là nhiều nên từ một cây gỗ bạn làm ra được rất nhiều gỗ Veneer.

Ưu điểm:

+ Dễ thi công

+ Chi phí thấp so với gỗ tự nhiên

+ Có thể tạo những đường cong theo như ý của nhà sản xuất

Nhược điểm:

+ Với đặc điểm gỗ Veneer là những lát gỗ được lạng từ gỗ tự nhiên có độ dày giới hạn nên cốt gỗ của sản phẩm nội thất là gỗ công nghiệp sẽ chịu nước kém, dễ bị sứt mẻ. Khi đã thành sản phẩm mà di chuyển nhiều thì dễ bị hư hỏng, rạn nứt.

+ Gỗ Veneer không có khả năng chịu nóng cùng lực tác động mạnh như với gỗ tự nhiên hoặc gỗ công nghiệp bề mặt Laminate, sau một thời gian sử dụng Venner có thể bị mối mọt, hoặc cong vênh tùy thuộc vào điều kiện môi trường sử dụng.

Ứng dụng: Gỗ Veneer được sử dụng chủ yếu để đóng các sản phẩm nội thất gỗ ở những nơi ít tiếp xúc với nước như cửa, tủ bếp trên, tủ quần áo, tủ âm tường, vách trang trí…

5. Bề mặt sơn PU

Sơn PU (Polyurethane) là loại sơn hai thành phần, gồm các thành phần nhựa Polyol kết hợp với disocyanate, dung môi hữu cơ và các thành phần phụ gia khác. Với sự kết hợp trên đã cho màng sơn có độ cứng, dẻo dai bền màu, bền nước và tia cực tím, bền với thời tiết.

Thành phần của sơn cũng chỉ có 3 thành phần chính:

+ Sơn lót: Nhằm làm phẳng bề mặt, che khuất các khuyết điểm để sơn đẹp hơn. Bạn cứ tưởng tượng như sơn tường nhà thì cũng dùng bột trét để làm phẳng bề mặt khi sơn vậy.

+ Sơn màu: Tùy thuộc khách hàng yêu cầu, nhưng đa số sơn PU cho gỗ hầu như đều có thành phần sơn màu trong đó dù ít hay nhiều.

+ Sơn bóng: Nhiều thợ sơn dùng từ sơn PU nhưng đúng ra đây là cách pha sơn nhằm tạo độ bóng bề mặt cho cả quá trình sơn PU cho gỗ.

Ưu điểm:

+Bám dính tốt

+Độ cứng cao

+Bền va đập và khó phai màu

Nhược điểm:

+ Khả năng chống trầy thấp

+ Không kháng được dung môi

Ứng dụng:  Sơn PU được sử dụng để làm một lớp sơn phủ bảo vệ, trang trí trên các thiết bị công nghiệp có bề mặt là gỗ nội thất, gỗ ép, mây, tre, nứa…,được dùng làm vecni để đánh bóng và bảo vệ đồ gỗ.

6. Bề mặt sơn UV

Là loại sơn sau khi sơn lên bề mặt gỗ (bằng súng phun sơn hoặc cọ quét) sẽ khô (hay còn gọi là đóng rắn) thông qua tia UV (tia cực tím). Tấm UV có các màu Solid (đơn sắc) và cả các màu vân gỗ (woodgrain).

Ưu điểm:

+ Bề mặt UV cúng có tính bóng gương như Acrylic, có độ bóng ít hơn, khó bị xước, dễ thi công và chống va đập tốt hơn Acrylic.UV là loại vật liệu mới đang dần được ưa chuộng hơn.

+ Hệ sơn này có nhiều tính năng ưu việc và nổi trội hơn các loại sơn khác trong đó nổi bật nhất vẫn là sơn có độ phủ tốt và rất đều, màng sơn rất dai, độ cứng cao.

+ Đặc biệt nhất đó là khả năng chống trầy xước.

Nhược điểm: Sơn UV đòi hỏi phải có máy phát ra tia cực tím, là loại máy tân tiến có các ống đèn dạng tuýp. Việc đầu tư thêm 1 máy kiểu này thường làm giá thành sản phẩm sử dụng chất liệu sơn dạng này cao hơn PU hay sơn mài rất nhiều.

Ứng dụng: Thường được ứng dụng nhiều nhất trên sản phẩm sàn gỗ và đồ nội thất ngoài trời.